Buysellpay

Polkadot coin là gì? Thông tin chi tiết về đồng DOT

17 Tháng Ba, 2022 by admin

DOT coin là đồng tiền điện tử chính thức của nền tảng Polkadot – dự án blockchain 3.0 đa chuỗi (multi-chain). Tại Polkadot, người dùng có thể thực hiện trao đổi dữ liệu xuyên chuỗi mà không cần có sự cho phép. Để tìm hiểu Polkadot coin là gì, đồng coin DOT có ưu điểm gì nổi bật?. Mời bạn đọc tham khảo bài viết dưới đây của buysellpay.org nhé!

Polkadot coin là gì?

Polkadot là một trong những dự án blockchain 3.0 được các chuyên gia trong giới và cộng đồng đánh giá rất cao về tiềm năng phát triển.

1. Polkadot là gì?

Polkadot là dự án blockchain đa chuỗi mã nguồn mở, bao gồm 1 chuỗi chính và hơn 100 chuỗi phụ (parachain). Nền tảng được phát triển nhằm kết nối các blockchain riêng lẻ lại với nhau thành một mạng lưới thống nhất. Tham gia Polkadot, người dùng có thể tùy ý trao đổi dữ liệu cũng như khai thác và sử dụng nguồn lực có trong hệ sinh thái.

polkadot-coin-la-gi

Có thể hiểu đơn giản, Polkadot ra đời nhằm hợp nhất các parachains và parathreads – những blockchain không đồng nhất. Trong khi, parachains và parathreads kết nối với nhau nhờ Relay Chain thì Bridge có nhiệm vụ kết nối các blockchain riêng lẻ trong nền tảng với các blockchain khác bên ngoài mạng lưới.

Cấu trúc mạng Polkadot có tổng cộng 4 phần:

  • Relay Chain: Đây là chuỗi chính của mạng lưới Polkadot. Nó chịu trách nhiệm về yếu tố bảo mật, sự đồng thuận và khả năng tương tác chéo của nền tảng.
  • Parachain: Bao gồm hàng loạt các chuỗi con trực thuộc mạng lưới chính của Polkadot. Có thể hiểu đơn giản, nó là những ứng dụng được xây dựng trên nền Polkadot. Chúng có mã thông báo riêng và được tối ưu chức năng tùy theo từng trường hợp sử dụng cụ thể. Khi parachain đã kết nối thành công với Polkadot thì chúng sẽ được “thừa hưởng” toàn bộ tính an ninh, bảo mật của Relay Chain.
  • Parathread: Về cơ bản, các chuỗi này cũng tương tự như parachain. Tuy nhiên, kết nối của nó không có tính liên tục như parachain. Thay vào đó, chúng sẽ có kết nối linh hoạt hơn. Cụ thể, dự án thực hiện đến đâu kết nối đến đó. Nhờ vậy mà các dự án không có nhu cầu kết nối liên tục thường sẽ tiết kiệm được kha khá chi phí nhờ parathread.
  • Bridge: “Cầu nối” này cho phép parachains và parathreads kết nối được với các nền tảng khác bên ngoài như Ethereum và Bitcoin.

Polkadot được xây dựng với cấu trúc công nghệ tốt nhất, cụ thể như sau:

  • Relay Chain, Parachain được xây dựng dựa trên khung Substrate – bộ framework có các đoạn code đã được viết sẵn. Lợi thế này giúp các dev có thể nhanh chóng xây dựng ứng dụng phi tập trung chỉ với các thao tác đơn giản như lựa chọn theme và khung thiết kế có trong kho sưu tập của nền tảng.
  • Máy WebAssembly (Wasm): Máy Wasm là một môi trường ảo siêu hiệu quả được phát triển bởi các công ty lớn, bao gồm Google, Apple, Microsoft và Mozilla. Wasm 
  • libp2p: Mạng Polakadot sử dụng libp2p – một khung mạng đa nền tảng linh hoạt với các ứng dụng ngang hàng. Được định vị là tiêu chuẩn cho các ứng dụng phi tập trung trong tương lai, libp2q hỗ trợ xử lý việc phát hiện và giao tiếp ngang hàng trong hệ sinh thái Polkadot. 
  • Smart contract được viết bằng ngôn ngữ thân thiện Rust, C++ và Golang.

2. DOT coin là gì?

DOT coin là đồng tiền mã hoá gốc của nền tảng Polkadot. Nó được dùng để chi trả các khoản phí giao dịch, đấu giá parachain, thuê parathread và stake nhằm duy trì mức độ an toàn của hệ thống. Ngoài ra, người sử dụng DOT coin còn được cấp quyền tham gia quản trị, biểu quyết cho các đề xuất nâng cấp mạng lưới.

Ai là người sáng lập Polkadot?

Polkadot được sáng lập bởi Web3 Foundation. Đội ngũ sở hữu 3 nhân vật có background khá khủng trong giới công nghệ blockchain.

nguoi sang lap polkadot

  • Dr. Gavin Wood: Ông đã từng là co-founder và là CTO (giám đốc công nghệ) đầu tiên của. Bên cạnh đó, ông còn được biết đến là người đã phát minh ra ngôn ngữ lập trình Solidity, cơ chế đồng thuận Proof of Authority, Whisper… Ngoài vai trò là founder của Polkadot, ông còn đang nắm giữ vị trí chủ tịch của Web3 Foundation.
  • Robert Habermeier: Robert là một trong hai thành viên co-founder còn lại của dự án Polkadot. Anh là tiến sĩ trong lĩnh vực mật mã học và là người đã có nhiều năm kinh nghiệm nghiên cứu và phát triển về lĩnh vực blockchain.
  • Peter Czaban: Anh có bằng Thạc sĩ Kỹ thuật tại Đại học Oxford và đã có kinh nghiệm làm việc trong rất nhiều lĩnh vực, điển hình như ngành công nghiệp quốc phòng, tài chính và phân tích dữ liệu… Hiên, Peter đang giữ vị trí giám đốc công nghệ của Polkadot.

Dự án Polkadot có gì nổi bật?

Polkadot là dự án Blockchain 3.0 đang rất được kỳ vọng, bởi hàng loạt các đặc tính ưu việt mà nền tảng đang sở hữu.

1. Khả năng mở rộng lớn

Polkadot cho phép xử lý các giao dịch song song trên nhiều parachain khác nhau. Hiện, hệ thống đang có thể xử lý khoảng 1.000 giao dịch trong vòng 1 giây. Tương lai, đội ngũ dự án dự kiến con số này sẽ cán mốc 1 triệu giao dịch. Những yếu tố trên cho thấy khả năng mở rộng mạng lưới của Polkadot là rất tiềm năng.

2. Khả năng tương tác đa chuỗi

Các blockchain trên Polkadot có thể kết nối được với các blockchain khác bên ngoài như Ethereum, Bitcoin… Nhờ vậy mà người dùng có thể thực hiện các giao dịch mua bán, trao đổi coin trực tiếp trên nền tảng thay vì phải thông qua trung gian. Khả năng này của Polkadot giúp người dùng tiết kiệm được rất nhiều thời gian cũng như chi phí nhưng vẫn đảm bảo được yếu tố bảo mật nhờ Relay Chain.

3. Cho phép cá nhân hoá

Tại Polkadot, người dùng hoàn toàn có thể xây dựng Dapp một cách dễ dàng. Thay vì phải xây dựng trên nền tảng blockchain có sẵn hay tự tạo ra một blockchain mới hoàn toàn thì giờ đây người dùng chỉ việc lập Parachain trên Polkadot.

Một Parachain cũng chính là một blockchain phụ của Polkadot. Tuỳ thuộc vào định hướng của dự án, người dùng tiến hành thiết kế ứng dụng phi tập trung thông qua khung Substrate để cho ra sản phẩm của riêng mình. Và một khi parachain đã kết nối thành công với mạng Polkadot thì người dùng sẽ không cần phải bận tâm đến các vấn đề liên quan tới bảo mật, đồng thuận, tương tác. Bởi, chúng đã được Relay Chain đảm nhiệm từ A – Z.

4. Nâng cấp không cần Fork

Đối với các blockchain thế hệ cũ, mỗi khi Hard fork diễn ra, các node trong mạng lưới cần phải thực hiện nâng cấp lên phiên bản mới nhất. Tuy nhiên, việc cập nhật ấy thường sẽ rất khó đồng bộ. Điều này dẫn đến tình trạng blockchain bị chia tách thành hai chain khác biệt cho đến khi hoạt động nâng cấp hoàn tất. Chính vì lẽ đó mà việc nâng cấp công nghệ mới của các blockchain thế hệ cũ thường sẽ tốn rất nhiều thời gian và chi phí.

Nhìn nhận được “điểm tối” của các nền tảng cũ, đội ngũ Polkadot đã cài đặt sẵn chế độ tự động cập nhật giao thức mới mà không cần Hard fork. Điều này giúp hoạt động nâng cấp công nghệ mới của Polkadot trở nên dễ dàng, nhanh chóng và tối ưu hơn rất nhiều.

5. Quản trị chuỗi minh bạch

Polkadot luôn có nhiều kế hoạch nhằm thúc đẩy việc người dùng tham gia xây dựng và đóng góp cho mạng lưới. Điển hình, những người nắm giữ DOT coin đều có quyền được đề xuất và biểu quyết cho các kế hoạch nâng cấp và phát triển của hệ thống.

6. Giao thức xanh, tiết kiệm năng lượng

npos trong polkadot

Thông qua mô hình bằng chứng cổ phần được uỷ quyền nPoS. Các thành phần trong mạng gồm:

  • Validator: Đây là những node đảm nhiệm vai trò xác minh dữ liệu, tạo block dữ liệu mới. Đổi lại, Validator sẽ nhận được staking rewards như phần thường khi có sự đóng góp tích cực cho hệ thống.
  • Nominators: Những người này không có nhiều kiến thức và kỹ năng về mặt kỹ thuật để vận hành các node nhưng lại sở hữu lượng DOT khá lớn. Họ sẽ gửi gắm DOT cho các Validator. Đổi lại, khi nhận thưởng các Validator phải trích ra một phần để trả cho Nominator.
  • Collator: Đảm nhận vai trò tổng hợp và báo cáo thông tin các giao dịch diễn ra trên các parachain cho các Validator.
  • Fisherman: Nhiệm vụ giám sát các hoạt động trên mạng lưới và báo cáo những hành vi xấu cho Validator.

7. Bảo mật

Các blockchain phụ có cơ chế đồng thuận không giống nhau. Chính vì thế, Polkadot đã đưa ra giải pháp sử dụng thuật toán đồng thuận GRANDPA để duy trì tính bảo mật, an toàn và linh hoạt cho toàn bộ mạng lưới. 

Thông tin về đồng coin DOT

  • Tên: Polkadot.
  • Ticker: DOT.
  • Blockchain: Polkadot.
  • Tiêu chuẩn: Đang cập nhật.
  • Tổng nguồn cung: 1.103.303,471 DOT.
  • Số lượng token đang lưu hành tại thời điểm viết bài (03/2022): 987.579.314 DOT.

Vai trò của đồng coin DOT

DOT coin được sử dụng với các mục đích chính như sau:

  • Phí giao dịch: Khi thực hiện trao đổi, mua bán, truyền dữ liệu trên Polkadot, người dùng cần phải sử dụng DOT coin để chi trả phí giao dịch.
    • Quản trị: DOT holders có quyền tham gia và quản trị hệ thống. Các hoạt động như xác định mức phí của hệ thống, thêm/bớt parachain, nâng cấp và chỉnh sửa nền tảng Polkadot… phải được thông qua các biểu quyết của DOT holder mới có thể được thực hiện.
    • Stake coin: Bất kỳ ai muốn đem máy móc của họ tham gia vận hành hệ thống thì đều phải thực hiện stake. Hoạt động này nhằm duy trì hệ thống, ngăn chặn các hành vi xấu muốn phá hoại hệ thống. Những người có đóng góp tích cực thì sẽ được nhận DOT coin như một phần thưởng. Ngược lại, nếu hệ thống phát hiện người dùng gây tổn hại đến nền tảng thì lượng DOT stake sẽ bị tịch thu.
  • Đấu giá parachain: Số lượng slot trên Polkadot có giới hạn nên người muốn xây dựng parachain trên nền tảng phải thực hiện đặt cọc một lượng DOT nhất định để tham gia đấu giá nhằm giành chỗ. Lượng DOT này sẽ được trả lại khi parachain bị loại bỏ. Dự án giành được vị trí có thể nâng cấp blockchain của họ thành parachain.
  • Thuê parathread: Các hợp đồng thuê parachain có thời hạn từ 3 tháng đến 2 năm. Người dùng phải chi trả phí thuê tương xứng với thời gian sử dụng. Ngoài ra, các bên đấu giá không thành công thì cũng có thể dùng DOT coin để thuê lại slot từ các bên đã chiến thắng.

Có nên đầu tư DOT coin?

Ưu nhược điểm của đồng coin phần nào cho thấy được tiềm năng gia tăng giá trị của chúng. Do đó, trước khi đưa ra quyết định đầu tư, bạn cần phải hiểu rõ được những lợi thế và hạn chế của đồng coin ấy. Dưới đây là một số ưu nhược điểm của Polkadot mà bạn đọc có thể tham khảo.

coin dot

Ưu điểm:

  • Đội ngũ phát triển dày dặn kinh nghiệm trong lĩnh vực blockchain, tài chính… Cụ thể, đứng đằng sau thành công của Polkadot là Web 3 Foundation – một trong những tổ chức hàng đầu trong không gian Crypto.
  • Dự án có sự đồng hành của rất nhiều quỹ đầu tư lớn uy tín như: Polychain, Pantera Capital, Three Arrows Capital… 
  • Dự án hiếm hoi kêu gọi được gần 300 triệu đô, trong khi những dự án khác chỉ rơi vào khoảng 40 – 60 triệu đô. Nhiều chuyên gia cho rằng, những dự án nhận được nhiều sự hỗ trợ từ cộng đồng thì thường sẽ “sống thọ” và hoạt động bền vững hơn so với các dự án khác.
  • Có nhiều Framework hỗ trợ xây dựng các Protocol và Dapp ở chế độ mã nguồn mở.
  • Lộ trình phát triển rõ ràng. Trong thời gian tới, đội ngũ Polkadot sẽ triển khai nhiều hoạt động cập nhật quan trọng. Điển hình như: Triển khai PoA và NPoS, loại bỏ Sudo, nâng cấp XCMP, khởi chạy Parathreads… 

Nhược điểm:

  • Phí giao dịch của Polkadot cao hơn Celo, Solana và ngang ngửa NEAR. Điều này phần nào làm ảnh hưởng đến khả năng mở rộng của các ứng dụng trên Polkadot trong tươnglai.
  • Lượng giao dịch trong một ngày hiện nay vẫn còn khá thấp so với mặt bằng chung của thị trường.
  • Hệ sinh thái Polkadot được đánh giá là tương đối đa dạng, nền tảng đã có ứng dụng về mảng DeFi, Landing, Wallet, Insurance, NFT… nhưng nếu đem lên “bàn cân” để so sánh thì Polkadot cũng không nhiều hơn Celo và Near quá nhiều. Nếu không muốn nói là thua Solana và Ivass.
  • Polkadot không có tổng cung cố định và DOT là 1 token lạm phát, để càng lâu thì lượng token sinh ra càng nhiều. Việc đó sẽ rất dễ đến tình trạng siêu lạm phát.

Kết luận

Không khó để thấy, ngày càng nhiều dự án có ý định thuê parachain trên Polkadot. Điều này ngầm thúc đẩy nhu cầu sở hữu DOT coin tăng, trong khi nguồn cung thị trường thì lại đang giảm. Những yếu tố ấy cho thấy tương lai tăng trưởng của đồng DOT là rất khả thi. Tuy nhiên, theo nhận định của nhiều chuyên gia, tốc độ tăng trưởng được dự đoán sẽ không mấy đột biến. Do đó, nếu có ý định đầu tư bạn cần chuẩn bị cho mình một phương án dài hạn.

Hy vọng qua bài viết mọi người đã biết được Polkadot coin là gì cũng như có được cho mình những góc nhìn  khách quan nhất về tiềm năng của dự án. Chúc mọi người sẽ đạt được nhiều thành công với những quyết định đầu tư đúng đắn!

Filed Under: Uncategorized

Recent Posts

  • HIGH coin là gì? Thông tin chi tiết về dự án Highstreet
  • TVL là gì? Tầm quan trọng của TVL trong DeFi
  • Hold coin là gì? Chiến thuật hold coin hiệu quả nhất 2022
  • RACA coin là gì? Thông tin chi tiết về dự án Radio Caca và đồng RACA
  • Polkadot coin là gì? Thông tin chi tiết về đồng DOT

Recent Comments

Không có bình luận nào để hiển thị.

Copyright © 2022 · Agency Pro Theme on Genesis Framework · WordPress · Log in